Địa lý Hebrides

Phà MV Hebrides rời Lochmaddy đến Skye

Hebrides có địa chất biến đổi từ địa tầng Tiền Cambri nằm trong số các tảng đá cổ nhất châu Âu cho đến đá mácma xâm nhập kỉ Cổ Cận.[1][2]

Có thể phân Hebrides thành hai nhóm chính, tách biệt nhau qua The Minch ở phía bắc và biển Hebrides ở phía nam. Nội Hebrides nằm gần "lục địa" Scotland hơn và bao gồm các đảo Islay, Jura, Skye, Mull, Raasay, Staffaquần đảo Small. Có 36 đảo không người ở trong nhóm. Ngoại Hebrides là một chuỗi gồm trên 100 hòn đảo và đá ngầm nằm cách khoảng 70 kilômét (43 dặm) về phía tây lục địa của Scotland. Có 15 hòn đảo không có người ở trong nhóm. Các đảo chính bao gồm Barra, Benbecula, Berneray, Harris, Lewis và Harris, Bắc Uist, Nam Uist, và St Kilda. Tổng diện tích của quần đảo là xấp xỉ 7.200 kilômét vuông (2.800 dặm vuông Anh) và dân số đạt 44.759 người theo số liệu năm 2011.[3]

Có sự phức tạp khi có các mô tả khác nhau về phạm vi của Hebrides. Collins Encyclopedia of Scotland mô tả Nội Hebrides là nằm ở "phía đông của The Minch", sẽ bao gồm tất cả các đảo ở ngoài khơi. Những hòn đảo nằm trong hồ biển như Eilean BànEilean Donan có thể thông thường không được mô tả là thuộc "Hebrides" song không có định nghĩa chính thức.[4][5]

Trong quá khứ, Ngoại Hebrides thường được gọi là Long Isle (tiếng Gael Scotland: An t-Eilean Fada). Ngày nay, chúng cũng được gọi là Quần đảo phía Tây (tiếng Anh: Western Isles) mặc dù cụm từ này cũng có thể được dùng để chỉ Hebrides nói chung.

Hebrides có một khí hậu ôn đới mát mẻ, đặc biệt êm dịu và ổn định so với một nơi ở vĩ độ cao như nó, lý do là nhờ ảnh hưởng của hải lưu Gulf Stream. Tại Ngoại Hebrides, nhiệt độ trung bình năm là 6 °C (44 °F) vào tháng 1 và 14 °C (57 °F) vào mùa hè. Lượng mưa trung bình tại Lewis là 1.100 milimét (43 in) và số giờ nắng dao động từ 1.100 - 1.200 mỗi năm. Những ngày mùa hè tương đối dài và từ tháng 5 đến tháng 8 là thời kì khô hạn nhất.[6]